Lễ ăn hỏi là gì?
Lễ Ăn Hỏi chính là ngày mà cặp uyên ương chính thức được hai gia đình công nhận là một cặp vợ chồng sắp cưới. Sau ngày lễ ăn hỏi hai người có thể coi chính thức là vợ chồng và chỉ đợi đến ngày mời cỗ thông báo cho hàng xóm, láng giềng và bạn bè, đồng nghiệp.
Chắc hẳn Lễ Ăn Hỏi không còn là từ ngữ quá xa lạ với nhiều gia đình hay các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, lễ ăn hỏi là gì? và những những thủ tục Lễ Ăn Hỏi là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vì thế, Cửa Hàng Lại Hằng muốn chia sẻ một số kiến thức về lễ ăn hỏi và trình tự nghi Lễ Ăn Hỏi nhằm giúp các gia đình như sau.
Lễ Ăn Hỏi là nghi thức nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để xin kết duyên cho con, cháu trai của họ với con, cháu gái của họ nhà gái. Kết thúc nghi lễ hai bên gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để xe duyên cho đội bạn trẻ. Theo cuốn bách khoa toàn thư đã định nghĩa rằng “Lễ Ăn Hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Nghi lễ ăn hỏi này còn là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.”
Ý nghĩa của Lễ Ăn Hỏi: Lễ Ăn Hỏi chính là lời thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai gia đình. Lễ Ăn Hỏi chính là sự ràng buộc giữa cặp uyên ương và hai bên gia đình. Sau Lễ Ăn Hỏi thì cô gái đã là người có nơi, có chốn và chàng trai phải có trách nhiệm quan tâm gia đình nhà gái như chính gia đình mình vậy.
Bên cạnh đó, Lễ Ăn Hỏi có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm và kính trọng công ơn của nhà gái đã nuôi dưỡng con, cháu gái họ trưởng thành. Hơn thế, mâm lễ vật thể hiện sự chu đáo cũng như sự quan tâm của họ nhà trai giành cho cô dâu tương lại.
Thời gian Lễ Ăn Hỏi được tổ chức: Theo phong tục Lễ Ăn Hỏi của người miền bắc thì lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước 1 tuần hoặc 1 tháng trước ngày diễn ra nghi thức cưới hỏi. Còn theo nghi thức Lễ Ăn Hỏi miền nam truyền thống thì Lễ Ăn Hỏi sẽ được tổ chức trước ngày lễ cưới từ 6 tháng đến 1 năm.
Tuy nhiên, hiện nay nhằm đơn giản hóa các thủ tục và tiếp kiệm chi phí cho hai bên gia đình thì nhiều nhà đã gộp Lễ Ăn Hỏi và lễ cưới vào cũng một ngày hoặc trước khoảng 5 ngày đến 1 tuần nhằm tiếp kiệm thời gian và tiền bạc cho cả hai bên gia đình. Thông thường mùa Lễ Ăn Hỏi nở rộ vào mùa tháng 9 tháng 10 và thường được gọi là mùa cưới.
Lễ ăn hỏi gồm những gì?
1. Thành phần tham dự Lễ Ăn Hỏi: bao gồm đoàn đại biểu họ nhà trai, đoàn đại diện họ nhà gái và đội ngũ bê tráp cũng như bạn bè của cô dâu chú rể.
2. Mâm Lễ Ăn Hỏi hay tráp ăn hỏi chính là những lễ vật bắt buộc phải có trong lễ ăn hỏi. Mâm lễ vật ăn hỏi này sẽ do nhà trai chuẩn bị theo yêu cầu thách cưới của họ nhà gái hoặc do thỏa thuận giữa hai bên gia đình.
Mâm lễ ăn hỏi hiện nay bao gồm có lễ ăn hỏi 5 tráp, lễ ăn hỏi 7 tráp, lễ ăn hỏi 9 tráp hay lễ ăn hỏi 11 tráp. Trong đó mâm lễ ăn hỏi 5 tráp và lễ ăn hỏi 9 tráp được nhiều gia đình lựa chọn.
3. Trình tự lễ ăn hỏi ở Việt Nam luôn bắt đầu bằng nghi lễ rước lễ, đón lễ, đón dâu, thắp hương bàn thờ tổ tiên đến việc bàn bạc về lễ cưới và cuối cùng là lễ lại quả. Tuy nhiên, tùy theo phong tục từng vùng miền mà nghi thức lễ ăn hỏi, lễ vật ăn hỏi, và các thành phần tham dự lễ ăn hỏi lại có sự thay đổi. Chính vì thế, các gia đình cần phải xem xét phong tục quê mình để có được nghi lễ ăn hỏi hoàn hảo nhất.
Cưới Hỏi Lại Hằng: Sắp Lễ Tráp Ăn Hỏi, Cung cấp Đội Bê Đỡ Tráp Ăn Hỏi, Cho Thuê Trang Phục Bê Tráp, Cho Thuê Bàn Ghế Đám Cưới, Trang Trí Phông Cưới Hỏi, Trang Trí Cổng Hoa Cưới, Trang Trí hoa xe cưới, Quay Phim Chụp ảnh cưới hỏi.
CƯỚI HỎI TRỌN GÓI LẠI HẰNG
☏ Hotline: 097.363.1913 – 0917.428.777.
✉ E-mail: Laihangcuoihoi@gmail.com
Website: Cuoihoilaihang.com - Dichvubetrapanhoi.com - Leanhoidep.com - Laihangwedding.com
Facebook: www.facebook.com/cuoihoitrongoilaihang